In lụa là gì ? In lụa in được trên những vật liệu nào

In lụa là một loại in đã xuất hiện từ rất lâu trong thị trường Việt Nam. Tôi nhớ lúc đầu tiên tôi bước vào nghề quảng cáo là khoảng năm 2000. Lúc đó là thời điểm in lụa đang trong thời kỳ hoàng kim với lượng đặt hàng rất nhiều. Hiện nay, công nghệ in này đã hạn chế sử dụng rất nhiều đối với nhiều khách hàng. Nhưng nhằm đem lại những kiến thức về loại hình này, bạn hãy xem qua bài viết sau đây.

Lưu ý: bài viết này chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghành công nghiệp in lụa. Công ty Sắc Kim không có kinh doanh loại hình này.

Chúng tôi cũng có một bài viết phân tích về sức cạnh tranh của in lụa và các nghành in ấn khác. Bạn có thể xem qua bài viết để nắm rõ hơn thông tin thị trường.

In lụa là gì ?

Đây là loại hình thường được những vị khách hàng hồi đó gọi với cái tên khác là in lưới. Công nghệ này được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm như: thiệp cưới, áo, in tranh nghệ thuật, túi vải,...Sỡ dĩ chúng có tên thế này là từ khi kỹ thuật này mới hình thành thì bản khuôn lưới in được làm băng tơ lụa. Nó đúng với cái tên in lụa của nó là do lớp khuôn được làm bằng vật liệu này. Sau này, công nghệ vải phát triển và người ta dùng làm khuôn bằng các vật liệu vải khác là vải bông, vải sợi hóa học, vải cotton hoặc lưới kim loại cho nên sau này đươc gọi với cái tên khác là in lưới.

Dựa vào nhiều đặc điểm và tính chất in người ta phân in lụa thành các dạng như sau:

Căn cứ vào cách thức sử dụng khuôn in người ta chia thành những dạng

  • In trên bàn in thủ công;
  • In trên bàn cơ khí có cơ khí hóa một số thao tác;
  • In trên máy in tự động

Căn cứ hình dạng khuôn in chúng ta có

  • Dùng khuôn lưới phẳng (loại này khá phổ biến)
  • Dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay (ít khi thấy).

Dựa trên những phương pháp in chúng ta có

  • In trực tiếp: thường in trên những khuôn in có màu nền trắng hoặc nhạt. Những màu này không có tác động lớn đến màu in.
  • In phá gắn: in sản phẩm có trên nền màu nhưng mực in không được ảnh hướng tới màu nền trên sản phẩm.
  • In dự phòng: in trên những sản phẩm có nền màu nhưng không áp dụng giống cách của in phá gắn được.

Nguyên lý của in lụa

In lụa được áp dụng trên nguyên lý thấm mực. Mực được cho vào lòng khung bằng kim loại hợp kim nhôm hoặc khung gỗ và được gạt mực bằng một lưỡi dao bằng cao su, dưới áp lực và hành động quẹt chỉ có một lớp mực được dính dưới lớp lưới in (một phần lưới in đã được bọc dưới bằng những hóa chất cần thiết để đảm bảo tấm hình in) và được in trên vật liệu đã được chuẩn bị trước đó để tạo thành phẩm là hình hoặc chữ. Vào thời kỳ đầu của in lụa, các hình thức đều được làm bằng tay thủ công.

Kỹ thuật này có thể áp dụng trên rất nhiều chất liệu khác nhau như: vải, gỗ, thủy tinh, mặt đồng hồ, nilon. Một số vật liệu được làm từ kim loại, mica, giấy,...đều có thể in lụa được. Có thể sử dụng cho một số phương pháp trang trí truyền thống như: gạch men, đồ gốm sứ,...để tạo thành những sản phẩm trang trí phục vụ trong đời sống hàng ngày hoặc trong làm các đồ thủ công mỹ nghệ mang tính nghệ thuật cao. Có những sản phẩm in lụa có thể được đem ra làm sản phẩm thương mại bán đại trà.

Quy trình in lụa

Không như các sản phẩm in hiện đại chỉ thực hiện qua một vài bước. Quy trình in lụa khá phức tạp và trải qua nhiều bước như sau:

Bước 1: lên khung chuẩn bị và pha keo. Khung có thể làm bằng hợp kim nhôm hoặc gỗ đã được xử lý vệ sinh sạch sẽ. Khung có thể được làm và điều chỉnh theo nhiều hình dạng khác nhau nhưng thường dùng nhất vẫn là khung chữ nhật.

Bước 2: Chụp bản in

Bước 3: Đây là bước quan trọng vì mực in phải được chuẩn bị rất kỹ để cho phù hợp với từng chất liệu in.

Bước 4: In test và canh tay kê. Bạn cho mực lên máng để thực hiện quét lên lưới. Phải chú ý quét đều lên 2 mặt rồi sấy thật khô sau đó dán phim lên mặt ngoài của lưới, tiếp theo bạn lấy băng dính dán 4 góc lại, dùng một tấm kính để ép phim dính vào lưới và sau đó đem đi phơi ngoài trời có nắng khoảng 3p hoặc sử dụng trực tiếp máy phơi, cuối cùng bạn kiểm tra bản in của mình. Ở bước này bạn có thể đánh giá bản in của mình với bản hoàn thiện đầu tiên.

Bước 5: nếu sản phẩm in test đã đạt được chất lượng tốt thì bạn đã có thể tiến hành in hàng loạt.

Bước 6: Khi đã hoàn thành bản in thì bạn sẽ gỡ phim ra khỏi khung. Sau đó rửa cho thật sạch để có thể sử dụng vào lần in kế tiếp.

Nguồn bài đăng: In lụa là gì ? In lụa in được trên những vật liệu nào



from In ấn Sắc Kim - Feed https://ift.tt/2QpyFpA
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Name Card là gì ? Cơ sở in name card chuyên nghiệp TPHCM

In tranh phong cảnh dán tường khổ lớn trang trí trong nhà

Cách kiểm tra nhận biết tem chống hàng giả Việt Nam